Nhà máy thức ăn Thủy sản Mekong Hoàng Long (HLG) phát triển ổn định trong khó khăn

Các chuyên gia ngành Thủy sản cho rằng năm 2018, Thủy sản Việt Nam vẫn bị "đuối sức" do phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều phải vay vốn Ngân hàng để làm vốn lưu động. Một khi dòng vốn này bị Ngân hàng chẵn lại và hoặc thu hồi vì lo sợ rủi ro (đó là một thực tế) sẽ tạo nhiều hệ lụy cho các Doanh nghiệp trong việc tiếp tục đầu tư, tìm kiếm và khai thác thêm thị trường mới.
Phóng viên: Là công ty trách nhiện hữu hạn tư nhân chuyên sản xuất kinh doanh thức ăn Thủy sản (Mekong), đơn vị hoạch toán độc lập, những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn nhưng hoạt động khá hiệu quả. Tháng 9 năm 2015 tập đoàn Hoàng Long (HLG) mua lại nhà máy hoạt động trong điều kiện kinh tế đang có những diễn biến phức tạp. Để đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả trên 2 tiêu chí, “doanh thu và lợi nhuận”; giải pháp căn cơ nào là căn bản nhất thưa ông?
Ô Đặng Hoàng Phương: Năm 2017, vẫn chưa thật sự thuận lợi trong việc nuôi trồng và chế biến Thủy sản do ảnh hưởng thời tiết khắt nghiệt, cá Tra nuôi bị hao hụt lớn, thời gian nuôi kéo dài nên sản lượng cá nuôi không đạt như yêu cầu, không đủ cung ứng cho các nhà máy sản xuất chế biến. Chính vì cung không đủ cầu nên giá cá Tra tăng cao kỷ lục. Theo các chuyên gia trong ngành Thủy sản thì những tháng cuối năm 2017 và 2018 giá cá Tra nguyên liệu dao động ở mức rất cao người nuôi có lãi nhưng giá cá Tra file xuất khẩu chủ lực nhiều năm vào thị trường châu Âu không theo kịp giá nguyên liệu đầu vào. Thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh từ mặt hàng cá Tra với mức tăng trưởng gần 38% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay thị trường này chiếm đến 23% tổng lượng cá Tra xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ cá Tra lớn nhất của Việt Nam. Với lợi thế có chung đường biên giới nên vận chuyển Thủy sản bằng đường bộ, đường biển ít thời gian quãng đường ngắn thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp. Nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu thiếu tính ổn định về giá cả và những quy định về hải quan, kiểm dịch không rõ ràng và thường xuyên thay đổi. Do đó, khó dự đoán cho mức tăng trưởng tại thị trường này trong năm 2018. Hiện tại các Doanh nghiệp chấp nhận giá bán rủi ro để duy trì thị trường truyền thống này. Tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu cảnh Bộ Thương mại Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp rào cản như: “Áp thuế chống bán phá giá và mới đây cục kiểm tra an toàn thực phẩm Bộ Nông nghiệp Mỹ có ý định tiến hành kiểm tra 100% các lô hàng sản phẩm cá Tra của Việt Nam qua thị trường này đồng thời áp dụng đạo luật Nông trại tất cả các ao nuôi cá da trơn (cá Tra, cá Basa) và nhà máy chế biến ở Việt Nam sẽ phải nâng cấp và kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của Mỹ nếu không thì tới đây cá tra Việt Nam sẽ bị triệt đường vào Mỹ”. Hiện tại giá cá Tra rất cao so với các năm trước đây giao động ở mức cao 28.800đ/1kg Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn chưa có lãi hoặc lãi rất khiêm tốn bởi các Doanh nghiệp trong đó có Hoàng Long (HLG), thiếu vốn, thiếu nguyên liệu cùng với đó các chi phí đầu vào tăng cao trong khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp là những trở ngại mà Doanh nghiệpThủy sản gặp phải nên nhiều Doanh nghiệp lâm vào tình thế lao đao. Khó khăn là vậy, song với Hoàng Long (HLG) do lường trước mọi biến cố sẽ xẩy ra nên đã kịp thời đối phó có hiệu quả và luôn đi trước một bước trong chiến lược đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị dây chuyền sản xuất tiên tiến, mở rộng quy mô hoạt động nên vẫn giữ được đà tăng trưởng; đặc biệt là nhà máy chế biến thức ăn Thủy sản Mekong năm 2017 đạt sản lượng 148.000 tấn, doanh thu từ bán thức ăn cho cá (1.490) tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng và để tiếp tục đón đầu năm 2018 và những năm tiếp công ty Mekong chú trọng:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào lẫn đầu ra, đầu tư nâng cấp thiết bị công nghệ sản xuất tiên tiến.
- Nghiên cứu phát triển dinh dưởng thức ăn đạt hiệu quả cao
- Phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường: Sản phẩm cho cá Lóc và cá nàng Hai.
- Xây dựng chuỗi liên kết 3 bên giữa công ty Mecong với các hộ nuôi cá và công ty chế biến xuất khẩu để ổn định sản xuất, thị trường và giá trị phát triển bền vững cho Doanh nghiệp.
Phóng viên: Trong một thời gian dài, thị trường cá Tra nguyên liệu tăng giảm bất thường Xuất khẩu vào các thị trường khó tính luôn bị rào cản ảnh hưởng rất lớn đối với phần lớn các Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong đó có Hoàng Long (HLG). Vậy sản xuất kinh doanh thúc ăn Thủy sản Mecong trong năm 2018 có bị ảnh hưởng không thưa ông?
Ô Đặng Hoàng Phương: Vâng, tất nhiên là có ảnh hưởng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng Doanh nghiệp, ngoài ra tác động của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến môi trường nuôi cá làm ảnh hưởng đến cung cầu thức ăn Thủy sản trên thị trường. Tuy nhiên như đã trao đổi ở phần trên, công ty (Mecong) đã chủ động xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa Doanh nghiệp và Nông dân gắn bó ổn định thị trường đầu vào, đầu ra nên vẫn đạt được các mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Phóng viên: Theo kế hoạch 2018, nhà máy chế biến thức ăn Thủy sản (Mecong) tiếp tục nâng công suất từ 14.500 tấn/tháng như hiện nay lên 19. 000 – 20.000 tấn/tháng liệu có khả thi? Và nếu khả thi thì nguồn nguyên liệu đầu vào có đáp ứng phục vụ sản xuất và thị trường đầu ra không thưa ông?
Ô Đặng Hoàng Phương: Công suất nhà máy trước tháng 6/2017 là 12.500 tấn/tháng và đến tháng 7/2017 nâng công suất là: 14.500 tấn/tháng. Năm 2018, tiếp tục đầu tư lai mới nâng công suất lên: 19.000 – 20.000 tấn/tháng
Hiện công ty đã nhập thiết bị đang khẩn trương lắp đặt dây chuyền mới 5 tấn/giờ siêu mịn, chuyên sản xuất thức ăn cho cá nhỏ dự kiến đầu quý 2/2018 sẽ đưa vào hoạt động sản xuất. Nguyên liêu, công ty đã chủ động đàm phán và ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào sản xuât ổn định.
Thị trường, ngoài thị trường cá da trơn hiện tại đã ổn định, phát triển thêm phân khúc mới cho cá giống và thị trường cá Lóc và cá nàng Hai đang phát triển tốt. Nên tôi tin công ty (Mecong) và tập đoàn Hoàng Long (HLG) sẽ hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2018 và những năm tiếp theo.
Ban thông tin Hoàng Long (HLG)