Niềm hy vọng từ Đại hội cổ đông thường niên

Ngày 27- 4 -2018, tại hội trường số 68 Nguyễn Trung Trực, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Long tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2018, nhằm mục đích tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 và đề ra các mục tiêu, kế hoạch hoạt động năm 2018. Tham gia đoàn chủ tịch có ông Phạm Phúc Toại - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Nguyễn Quốc Đạo Ủy viên, Đặng Hoàng Phương Ủy viên, Nguyễn Thanh Phong Ủy viên. Ban Kiểm soát có bà Lê Thị Ngọc Điền, Trần Ngọc Yến, Đặng Thị Kim Nguyệt. Ban Thư ký có ông Võ Văn Dũng, Huỳnh Thị Kim Chi và 34 cổ đông, đại diện cho 42.067 705 cổ phần chiếm tỷ lệ 95,12% trên tổng số cổ phần biểu quyết của công ty. Ngoài ra có các cổ đông đối tác chiến lược và khách mời tham gia Ông Nguyễn Quốc Đạo, thành viên Hội đồng quản trị TGĐ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018. Theo đó, bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017, tập đoàn Hoàng Long nằm trong số các Doanh nghiệp Việt gặp bất lợi về xuất khẩu cá tra vào hai thị trường truyền thống là Mỹ và châu Âu (EU) do thuế chống bán phá giá cao cùng các rào cản kỹ thuật. Đáng chú ý, ngày 17-3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra quyết định cuối cùng của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá cá Tra file đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế được cho là cao nhất từ trước đến nay. Có 9 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nằm trong nhóm phải chịu thuế chống bán phá giá với mức thuế 3,87 USD/ kg cao gấp 4,9 lần so với mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) trước đó. Với thuế suất này, cá tra Việt Nam rất khó vào thị trường Mỹ. Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, nước ngọt thiếu, mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản tác động đến diện tích và sản lượng nguyên liệu thủy sản nói chung. Hiện nay, sản xuất cá Tra file xuất khẩu đang phải đối diện với khó khăn, thách thức nội tại là thiếu hụt con giống, chất lượng nguồn giống không bảo đảm, mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long có gần 2.000 cơ sở sản xuất cá giống, với sản lượng hơn hai tỷ con/năm. Nguyên nhân, do đã có nhiều đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, cá hậu bị chưa đạt yêu cầu, việc ương nuôi cá con của các cơ sở không bảo đảm quy trình, dẫn đến tỷ lệ cá con bị chết rất cao, khi thả nuôi thương phẩm tỷ lệ hao hụt vào khoảng 50%, làm tăng chi phí, giá thành sản xuất cá tra. Ngoài ra, do giá cá tra nguyên liệu đang ở mức cao, người nuôi lãi lớn nên đã xuất hiện tình trạng ồ ạt nuôi thả cá Tra thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của các cấp, nếu không có sự giám sát kịp thời rất dễ dẫn đến dư thừa sản lượng. Từ những tác động khách quan nêu trên có ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của Chủ Tịch HĐQT Phạm Phúc Toại và tập thể ban lãnh đạo bằng các quyết sách đúng đắn trong chiến lược đầu tư nâng cấp hạ tầng thiết bị dây chuyền sản xuất tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất nhà máy cùng với tập trung nghiên cứu phát triển dinh dưởng thức ăn đạt hiệu quả cao, kết hợp phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, phát triển thương hiệu thức ăn thuỷ sản đi liền chuỗi liên kết giữa công ty với các hộ nuôi cá và công ty chế biến cá file xuất khẩu nên năm 2017 các ngành kinh doanh của tập đoàn khá thuận lợi, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong năm đều đạt kết quả khá tốt. Cụ thể, doanh thu đạt 3.424 585 356 743 tỷ vượt 137% so với Nghị quyết của HĐQT đề ra 2.500 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 126.056 072 373 tỉ đồng so với Nghị quyết HĐQT đề ra 106 tỷ vượt 119% kế hoạch. Lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu 2.850 đồng vượt so với kế hoạch 119%. Song điều đáng ghi nhận trong năm 2017 đó là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chủ tịch HĐQT Phạm Phúc Toại và sự ủng hộ của các cổ đông cùng với sự đồng tâm của tập thể lãnh đạo, người lao đông công ty đã quyết tâm khắc phục khó khăn, nên hoàn thành vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm đã góp phần hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho doanh nghiệp, trong khi có hàng ngàn doanh nghiệp Việt đang đứng bên bờ vực phá sản hoặc đã phá sản. Cạnh đó, Công ty chú trọng các biện pháp thực hiện đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp và tiếp tục đầu tư các ngành nghề mang lại hiệu quả cao để tạo đà phát triển trong những năm tiếp theo. Thực hiện kế hoạch năm 2018, ông Phạm Phúc Toại - Chủ tịch HĐQT tập đoàn cho rằng, năm 2018 lại là một năm mà các doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới tuy có phục hồi nhưng rất chậm. Do vậy, kinh tế Việt Nam tuy có tín hiệu khởi sắc nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn còn phải đối phó với nhiều áp lực trong và ngoài do sức mua của người tiêu dùng chưa cao, gánh nặng vốn vay lãi suất cao của các năm trước đang còn, thị trường xuất khẩu luôn bị các rào cản…Trước tình hình đó, công ty vẫn phải tiếp tục xử lý những hậu quả của các năm trước để lại nên để trụ vững và tiếp tục phát triển ban lãnh đạo công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; đặc biệt công ty chú trọng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu từ Nông nghiệp bởi đây là thế mạnh đặc thù của Việt Nam. Mạnh dạn tái cấu trúc lại những ngành nghề kém hiệu quả, áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí tối đa… Mặt khác, công ty sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác để tạo nguồn lực mạnh về tài chính giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạo đà phát triển năm 2018 và những năm sau. Theo đó, trong năm 2018 Công ty phấn đấu đạt doanh thu hợp nhất là 2.600 tỷ, lợi nhuận sau thuế 96 tỉ đồng, lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 2.171 đồng
Ban thông tin Hoàng Long (HLG)